Ưu điểm và nhược điểm của PLC trong công nghiệp

Ưu điểm và nhược điểm của PLC trong công nghiệp là gì?, Nguyên lý hoạt động của nó?,... Cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức xoay quanh PLC qua bài viết dưới đây nhé. 

 

PLC là thiết bị có mặt trong các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, trung tâm thương mại, cao ốc, chung cư, bệnh viện, trường học,… Đây là chương trình giúp thực hiện các thuật toán thông qua các ngôn ngữ lập trình. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về PLC, nguyên lý hoạt động của nó và ưu điểm và nhược điểm của PLC trong công nghiệp hiện nay.

Ưu điểm và nhược điểm của PLC

Ưu điểm và nhược điểm của PLC

Tìm hiểu về PLC

PLC được gọi là chương trình kiểm soát logic, là viết tắt của từ programmable logic controller. PLC là thiết bị điều khiển lập trình giúp thực hiện các thuật toán có tính logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Thiết bị này giúp người sử dụng có thể thực hiện một loạt thao tác theo trình tự. Một số ngôn ngữ lập trình hay được sử dụng như LAD (ladder logic -  đây là ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất), FBD (Function Block Diagram), STL (Statement List).

PLC được tạo ra nhằm khắc phục các nhược điểm của bộ điều khiển dây nối. Thiết bị hoạt động bằng cách quét trạng thái ở đầu ra và đầu vào. Khi đầu vào thay đổi thì đầu ra cũng sẽ thay đổi theo.  

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị điều khiển lập trình PLC

Cấu tạo của PLC gồm các thành phần chính như: RAM hoặc có thể mở rộng thêm bộ nhớ ngoài EPROM, bộ xử lý có cổng giao tiếp dùng ghép nối với PLC và các module đầu vào, đầu ra. Ngoài ra, PLC còn kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hoặc máy tính.

Nguyên lý hoạt động của PLC như sau: CPU có chức năng điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý làm nhiệm vụ đọc và kiểm tra chương trình có trong bộ. Sau đó, nó sẽ thực hiện các lệnh trong chương trình theo thứ tự, sẽ thực hiện đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ở đầu ra sẽ được truyền tới các thiết bị liên kết để thực thi. Tất cả các hoạt động thực thi này đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển có trong bộ nhớ.

Ưu điểm và nhược điểm của PLC

Ưu điểm và nhược điểm của PLC

Ưu điểm và nhược điểm của PLC

Ưu điểm của PLC:

  • Thay đổi chương trình theo ý muốn một cách dễ dàng.

  • Có khả năng thực hiện các thuật toán phức tạp với độ chính xác rất cao.

  • Mạch điện có trọng lượng rất nhẹ và gọn nên dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.

  • Cấu tạo là module nên dễ dàng thay hoặc mở rộng đầu vào, đầu ra hoặc các chức năng khác.

  • PLC có khả năng giao tiếp với các thiết bị thông minh như máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị khác.

Nhược điểm của PLC:

  • Giá thành phần cứng khá cao và một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình.

  • Người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về thiết bị, máy móc và lập trình.

Lời kết

Bài viết đã chỉ ra được ưu điểm và nhược điểm của PLC giúp bạn đọc hiểu hơn về thiết bị này. Để được tư vấn và đặt mua thiết bị PLC chất lượng, giá cả phải chăng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA TOÀN CẦU

VPGD: Số 34 - Liền kề 4 - Khu đô thị Đại Thanh - Thanh Trì - Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Bình Minh - Thanh Oai - Hà Nội

Điện thoại: 033.789.5810 - 0868.166.111

Website: tudientoancau.com

Xem thêm: Quy trình sản xuất vỏ tủ điện

Các sản phẩm của chúng tôi tại đây.