Các ký hiệu trong mạch điện cơ bản nhất
Sơ đồ mạch điện là một trong những cơ sở giúp cho việc lắp đặt hệ thống điện cho một công trình hiệu quả. Trong các sơ đồ sẽ không thể thiếu các ký hiệu. Cùng tìm hiểu các ký hiệu trong mạch điện sau đây.
Các ký hiệu trong mạch điện là những kiến thức không phải ai cũng biết. Việc biết được cơ bản các ký hiệu, giúp mọi người dễ dàng nhận ra cách mà các thợ điện thực hiện lắp đặt hệ thống các thiết bị điện như thế nào. Hãy cùng khám phá một chút về các ký hiệu này qua chia sẻ dưới đây.
Các ký hiệu trong mạch điện
Các ký hiệu trong mạch điện là gì?
Các ký hiệu trong mạch điện hay còn được biết đến như là các biểu tượng bằng hình ảnh đơn giản để hiển thị cho các hợp phần của các thiết bị điện. Điều đặc biệt là các biểu tượng, ký hiệu này ở mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau, nhưng ngày nay để có sự thống nhất chung trong ngành kỹ thuật điện toàn cầu thì các ký hiệu này đã đạt đến quy chuẩn quốc tế để mọi nơi cùng sử dụng.
Một số tiêu chuẩn cho các ký hiệu này đó là IEC 60617, IEEE Std 91/91a, ANSI Standard Y32 (hay còn được gọi là IEEE Std 315), Australian Standard AS 1102.
Các ký hiệu trong mạch điện cơ bản còn được phân chia theo từng lĩnh vực như ký hiệu cho linh kiện bị động, kí hiệu linh kiện chủ động, transitor, ký hiệu của mạch tích hợp và ký hiệu của các mạch phát, cắt mạch…
Các ký hiệu trong mạch điện
Các ký hiệu trong mạch điện cơ bản
Thường sẽ có hai loại ký hiệu trong mạch điện cơ bản nhất mà mọi người cần biết, đó là:
-
Ký hiệu trong mạch điện dân dụng sẽ bao gồm các ký hiệu về dây dẫn điện, đường dây nguồn, các mẫu công tắc, ổ cắm, cầu dao, các loại đèn và một số thiết bị điện trong gia đình. Việc hiểu và biết được các ký hiệu trong mạch điện dân dụng, sẽ giúp cho việc sử lý các sự cố hay hư hỏng về điện đơn giản một cách nhanh nhất mà không cần phải nhờ đến những người thợ sửa điện chuyên nghiệp.
-
Ký hiệu trong mạch điện công nghiệp sẽ bao gồm các loại dòng điện một chiều, xoay chiều, mạch điện ba dây, công tắc, cầu chì, các loại đèn, quạt, phích cắm, ký hiệu cho các loại dây dẫn, dây cáp điện, ký hiệu của các thiết bị voltage kế, ampere kế, rơ le bảo vệ pha… Nhìn chung, so với mạch điện dân dụng, mạch điện công nghiệp có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều vì thế số ký hiệu cũng nhiều hơn và mang tính chi tiết hơn. Chính nhờ biết được các ký hiệu này, sẽ dễ dàng khắc phục được những sự cố trong quá trình thi công, sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp lớn.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về các ký hiệu trong mạch điện. Để có thể tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực này, hãy truy cập ngay vào website Tủ điện điều khiển|Tủ phân phối | Vỏ tủ điện | Thang máng cáp (tudientoancau.com) để biết thêm chi tiết.
Xem thêm: Cách lựa chọn biến tần